Online: 7  |   Yesterday: 1845  |   Total: 1736028
vi  en
Home > Chia sẻ > Danh Mục Công Việc Nặng Nhọc Độc Hại Theo Từng Ngành Nghề
Danh Mục Công Việc Nặng Nhọc Độc Hại Theo Từng Ngành Nghề

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc đôc hại đối với ngành Cao su

Với đặc thù của ngành cao su, nếu người lao động không chú ý đến các tác động trực tiếp cũng như gián tiếp của môi trường lao động thì có thể sẽ có những tác động xấu đến sức khỏe của họ. Theo đó Bộ lao động Thương Binh và Xã Hội ban hành Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH do Bộ LĐTBXH ban hành quy định về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong đó có ngành Cao su.

TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

 

Điều kiện lao động loại V

1

Phun thuốc bảo vệ thực vật vườn cây cao su

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, độc hại và tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

2

Khai thác mủ cao su

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật

3

Chế biến mủ cao su

Nơi làm việc ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, chịu sự tác động của tiếng ồn lớn và các hóa chất độc như NH3, acid axetic, acid focmic

4

Ngâm tẩm gỗ cao su bằng hóa chất chống mối mọt

Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của các hóa chất độc mạnh như Borax, Boric, f-Clean...

 

Điều kiện lao động loại IV

1

Lưu hóa các sản phẩm cao su

Tiếp xúc với nhiệt độ cao và hóa chất, mùi hôi trong thời gian dài, có nguy cơ bị bỏng nhiệt

2

Trồng và chăm sóc cây cao su

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi và các vi sinh vật gây bệnh.

3

Lái xe vận chuyển mủ cao su

Nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý, ồn, rung, nguy hiểm. Vệ sinh bồn chúa mủ hàng ngày: tư thế gò bó tiếp xúc mủ cao su, hóa chất độc hại (axít). Trong quá trình vận chuyển tiếp xúc với mủ cao su

4

Bảo vệ lô cao su

Thường xuyên đi tuần tra trong lô, tiếp xúc các điều kiện lao động xấu hoặc nguy cơ bị trộm mủ tấn công.

5

Quản lý (Tổ trưởng) khai thác mủ cao su

Tiếp xúc chung với môi trường lao động như công nhân nhưng không trực tiếp sản xuất nên ít nặng nhọc hơn công nhân

6

Bốc vác mủ trên vườn cây cao su

Nơi làm việc ẩm ướt, công việc thủ công, bới chọn, bốc vác mủ cao su rất nặng nhọc, chịu tác động của các hóa chất độc như NH3, axít focmic...

7

Sửa chữa, bảo trì cơ điện trong nhà máy chế biến mủ cao su

Làm việc trong môi trường hóa chất như axit, bazo, dầu nhớt thải và mùi hôi từ mủ cao su, tư thế lao động gò bó.

8

Lái xe nâng trong nhà máy chế biến mủ cao su

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, mùi hôi của mủ cao su

9

Bảo vệ nhà máy chế biến mủ cao su

Hàng ngày tiếp xúc với mùi hôi từ mủ cao su và làm việc chung trong môi trường với công nhân chế biến mủ cao su.

10

Kiểm tra chất lượng sản phẩm mủ cao su (KCS)

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, mủ cao su

11

Cưa cắt gỗ cao su ngoài lô bằng máy cơ giới, máy cưa cầm tay

Làm việc ngoài trời trong các lô cao su thanh lý, công việc nặng nhọc: rung, tiếng ồn lớn, môi trường nóng ẩm, ánh sáng hạn chế, nguy hiểm, tiếp xúc vi sinh vật có hại trong môi trường ẩm thấp.

12

Cưa xẻ gỗ cao su trong xưởng bằng máy cơ giới (cưa máy, cưa đĩa)

Môi trường lao động tiếng ồn lớn, rung, bụi từ mùn cưa. Tiềm ẩn rủi ro lưỡi cưa gãy.

13

Vận hành nồi hơi sấy gỗ cao su

Nồi nơi nằm trong danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt kiểm định theo định kì. Nhiệt độ cao, nguy hiểm khi gặp sự cố, hóa chất độc hại.

14

Cán luyện mủ cao su để sản xuất sản phẩm cao su

Công việc nặng nhọc, độc hại, tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi, SO2, H2S vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

15

Xử lý nước thải tại nhà máy chế biến mủ cao su

Làm việc ngoài trời, tiếp xúc với hóa chất độc hại. Làm việc ở khu vực có nhiều hồ, hố sâu nguy hiểm. Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại để xử lý nước thải, làm việc trực đêm để pha hóa chất xử lý nước thải theo hoạt động của nhà máy chế biến mủ.

 

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi!