Online: 14  |   Yesterday: 1845  |   Total: 1736028
vi  en
Home > Chia sẻ > Văn bản pháp luật về Thuế
Văn bản pháp luật về Thuế

Thuế TNCN có phải là điều bắt buộc của một công dân? Như thế nào là hiểu đúng về khoản TNCN phải nộp cơ quan thuế? Đây là đề tài đang được một số công đồng người lao động quan tâm!

Các khoản tạm nộp thuế hằng tháng nếu như thu nhập bạn từ mức 11 triệu/tháng thì buộc phải nộp thuế. Cuối năm dương lịch, NHÂN KIỆT có trách nhiệm thống kê các khoản tạm nộp và mức thu nhập của bạn trong 1 năm là cơ sở xác định nghĩa vụ thuế của bạn.

 Hiện nay, có rất nhiều thông tin trái chiều tại sao phải trừ TNCN (thuế thu nhập cá nhân) của NLĐ (người lao động) trong khi có nơi không cần khấu trừ thuế hoặc đưa ra những cách lý giải nào đó. Tuy nhiên, Nhân Kiệt chính thức trao đổi để không chỉ riêng NLĐ NHÂN KIỆT mà những NLĐ khác có thể hiểu rõ được bản chất của việc nộp thuế thu nhập cá nhân là gì?

 

Tại sao phải nộp thuế?

 

Thuế là các khoản đóng góp mang tính bắt buộc cho Ngân sách của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ. Khoản thu thuế nộp vào Ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm để phục vụ lại cho công tác xã hội hóa và công ích xã hội như hệ thống giao thông, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống cấp thoát nước,...các quỹ bảo trợ xã hội cho trẻ mồ côi, người khuyết tật,...và các vấn đề an ninh quốc phòng, khác.  Nếu như tất cả công dân và các DN trốn thuế thì các khoản thu này liệu có mang lại các khoản tiện ích xã hội mà mọi người đã và đang được sử dụng.?!

 

Thuế là việc các tổ chức hay cá nhân nộp vào NSNN theo thông tin kê khai thuế. Từng tổ chức và cá nhân tự chịu trách nhiệm về việc kê khai và nộp thuế của mình. Điều 47 Hiến pháp 2013 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định“. Có các loại thuế như thuế TGTG, thuế thu nhập DN, ...và trong đó có TNCN. (Bạn có thể tham khảo thêm https://www.youtube.com/watch?v=sVucSlI60hQ)

 

Thuế TNCN là gì? Và cơ sở nào để tính TNCN đối với NLĐ?

 

Cơ sở Pháp lý đề cập đến TNCN là Luật TNCN năm 2007, tại điều 3 đề cập đến các khoản thu nhập của NLĐ trong đó có khoản tiền lương, tiền công là các khoản được xem là thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, còn xem xét những khoản thu nhập đó có thuộc diện không tính thuế hay không. Đồng thời còn căn cứ vào mức giảm trừ gia cảnh, thuế suất và khung mức thu nhập để áp dụng tính thuế. Mức khởi điểm xác định tính TNCN là 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm và người phục thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. (Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi thuế, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14).

 

Tại CV số 636/TCT-DNNC ngày 12/3/2021 của Tổng cục Thuế, tại mục 2 nêu rất rõ: “Đối với tổ chức trả thu nhập tiền lương tiền công trách nhiệm khai TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế TNCN”. Nghĩa là NHÂN KIỆT đang thực hiện đúng quy định của nhà nước trong khoản tạm nộp thuế của tháng có phát sinh thu nhập của NLĐ NHÂN KIỆT. Tại sao gọi là tạm nộp TNCN, vì mức TNCN đang tính khoản thu nhập của NLĐ trong năm. Nếu như, đến cuối năm tài chính, khi quyết toán, mức TNCN bạn đã nộp nhiều hơn so với mức bạn cần phải nộp với Cục thuế. Thì bạn sẽ được hoàn thuế, nếu bạn nộp ít hơn thì bạn cần phải nộp đủ số còn thiếu đó. Sau đây là cách thức tính TNCN.

 

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN - Các khoản giảm trừ

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất (*) thuế suất là khoản căn cứ khung thu nhập của bạn.

 

Quy định TNCN nộp như thế nào? Nếu không nộp TNCN có xem là vi phạm Pháp luật và xử lý vi phạm hành chính hay không?

 

Quy định thời gian nộp hồ sơ khai thuế là ngày 20 của tháng tiếp theo và thời gian quyết toán thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày hết năm dương lịch (Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC). Do đó, các khoản tạm nộp thuế hằng tháng nếu như thu nhập bạn từ mức 11 triệu/tháng thì buộc phải nộp thuế. Cuối năm dương lịch, NHÂN KIỆT có trách nhiệm thống kê các khoản tạm nộp và mức thu nhập của bạn trong 1 năm là cơ sở xác định nghĩa vụ thuế của bạn.

 

Trong các trường hợp vi phạm TNCN có khung hình phạt dân sự từ cảnh cáo đến 25 triệu đồng (theo 125/2020/NĐ-CP). Việc khai báo không trung thực, hoặc làm sai lệch xem là hành vi vi phạm Pháp luật.

 

Lời NHÂN KIỆT mong muốn được chia sẻ

 

NHÂN KIỆT luôn luôn bảo vệ và đưa quyền lợi của NLĐ lên hàng đầu, làm sao thương thuyết với khách hàng để mang lại lợi thế cao nhất có thể cho NLĐ, nhưng quyền lợi sẽ luôn đi đôi với nghĩa vụ. Nếu khoản thu nhập của bạn là tốt, vậy bạn nên có nghĩa vụ nộp TNCN và góp phần cho NSNN để duy trì phát triển an sinh xã hội. Vì đơn giản bạn là người Việt Nam và bạn đóng góp cho đất nước Việt Nam. NHÂN KIỆT chỉ là một yếu tố nhỏ trong chuỗi nghiệp vụ về TNCN.

 

NHÂN KIỆT lấy sự chính trực trong văn hóa tại DN của mình làm nền tảng trong ứng xử và làm việc. NHÂN KIỆT cam kết rằng cuối năm tài chính NLĐ nào đã nộp TNCN đều nhận được bản xác nhận khai báo về tổng thu nhập 1 năm và khoản đã tạm nộp TNCN. Nếu như các bạn không tự quyết toán với cơ quan thuế, các bạn hãy tìm đến NHÂN KIỆT để chúng tôi sẽ hướng dẫn giúp bạn các thủ tục thực hiện. trường hợp NLĐ đả làm đủ 12 tháng trong kỳ quyết toán thuế, Nhân Kiệt sẽ thực hiện DV quyết toán TNCN thay cho bạn với sự ủy quyền của NLĐ (bạn có thể tìm đến www.nhankiet.vn để biết thêm thông tin) ./.

 

Nhân Kiệt đưa tin.

14-03-2021

 

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi!