Đang online: 17  |   Hôm qua: 1844  |   Lượt truy cập: 1734190
vi  en
Trang chủ > Chia sẻ > Hướng Nghiệp - An toàn lao động
 028. 3505 4224
Hướng Nghiệp - An toàn lao động

Quản lý thu BHXH theo Công văn số 212/BHXH-QLT ngày 19/1/2016

Theo Công văn số 212/BHXH-QLT ngày 19/1/2016 thì Quản Lý Thu được quy định như sau:

I. Quản lý thu

1. Phân cấp quản lý thu

Đơn vị mới thành lập đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu tại BHXH quận, huyện (gọi chung là BHXH quận) trên địa bàn đơn vị đóng trụ sở.

Khi đơn vị thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh thì chậm nhất 3 tháng phải thông báo với BHXH quận nơi đang tham gia, trường hợp thông báo chuyển sang địa bàn quận khác thì BHXH quận nơi đang tham gia sẽ tự động chuyển đơn vị đến BHXH quận nơi đơn vị có địa chỉ trú đóng mới để tiếp tục tham gia.

2. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN

- Mức đóng BHXH hằng tháng bằng 26% mức tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

Riêng đối tượng người hoạt động không chuyên trách phường, xã mức đóng BHXH hàng tháng vào quỹ hưu, tuất bằng 22% mức lương cơ sở trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 14%.

- Mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%.

- Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% mức tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%; ngân sách nhà nước hỗ trợ 1%.

Lưu ý: Từ 01/01/2016 đơn vị không giữ lại 2% mức tiền lương tháng đóng BHXH để chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng ốm đau, thai sản, dưỡng sức... sau khi đơn vị chuyển các chứng từ liên quan cơ quan BHXH sẽ chi trả trực tiếp cho người lao động.

3. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN

3.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).

Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

3.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

3.3. Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tin giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

3.4. Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

3.5. Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây được viết là tập đoàn, tổng công ty, công ty) là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.

Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.

3.6. Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

3.7. Mức tiền lương tháng đóng BHXHBHYT cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bằng 20 tháng lương cơ sở. Mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

4. Phương thức đóng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Lưu ý: Khi lập ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền đơn vị phải ghi đầy đủ 3 tiêu chí: tên đơn vị, mã đơn vị tham gia BHXH, nội dung nộp tiền.

5. Tính lãi truy thu, chậm đóng

Đơn vị chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 2 lần lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất kỳ hạn liền kề trước 9 tháng.

Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên, số tiền phải thu bằng 2 lần lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng BHXH cho người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm số tiền phải đóng BHXH bt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

Công thức tính lãi quy định tại Điều 41 và Điều 42 Quyết định 959/QĐ-BHXH.

Cơ quan BHXH sẽ tự động tính lãi chậm đóng và ghi nhận vào Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (mẫu C12-TS).

6. Quy định quản lý thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN:

6.1. Người lao động có đồng thời từ 2 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

6.2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc (trường hợp thực hiện chế độ làm việc 26 ngày/tháng) trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sn.

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động cả tháng đó.

6.3. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT và không tính là thời gian tham gia BHXH, BHTN.

6.4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BHXH được hướng dẫn như sau:

a) Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn khôngđược tính là thời gian đóng BHXH.

b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐhợp đồng làm vic hoc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật BHXH không được tính là thời gian đã đóng BHXH.

c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời điểm từ khi đi làm trước đến khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT.

 

d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không ngh việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH, BHYT.

 

Công văn số 212/BHXH-QLT ngày 19/1/2016

 

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi!