Đang online: 6  |   Hôm qua: 1843  |   Lượt truy cập: 1734102
vi  en
Trang chủ > Chia sẻ > Lĩnh vực Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH)
 028. 3505 4224
Lĩnh vực Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH)

Thuê lao động nghỉ hưu (hoặc cao tuổi) có phải tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp không?

Thuê lao động nghỉ hưu (hoặc cao tuổi) có phải tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp không?

I.     Lao động nghỉ hưu có phải tham gia BHXH không

a)    Căn cứ Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định:

Điều 4. Đối tượng tham gia

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXHbắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);

1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh);

1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

1.6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);

1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

1.8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).

3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

b)    Căn cứ theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:

Điều 123. Quy định chuyển tiếp

9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

 

II.  Lao động nghỉ hưu có phải tham gia BHYT không

Căn cứ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của - Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 quy định

"6. Sữa dổi, bổ sung Điều 12 như sau: Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

c)     Căn cứ theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:

Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưuhoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

 

III.         Lao động nghỉ hưu có phải đóng BHTN không

a)    Căn cứ theo  Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 quy định:

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

b)    Ngoài ra theo – Bộ luật Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định:

Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi

2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

 

TÓM LẠI

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 186, Bộ luật Luật lao động số 10/2012/QH13và các văn bản pháp luật khác liên quan, ta thấy được là nếu ký hợp đồng lao động với người đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc, nhưng phải trả một khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cùng lúc vào lương cho người lao động (Đối với trường hợp người đến tuổi nghỉ hưu (cao tuổi) nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì doanh nghiệp vẫn phải đóng BHXH cho người lao động

 

 

 

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi!