Đang online: 16  |   Hôm qua: 1845  |   Lượt truy cập: 1736028
vi  en
Trang chủ > Chia sẻ > Tin tức - Nguồn từ Internet
 028. 3505 4224
Tin tức - Nguồn từ Internet

Phân tích và dự báo thị trường lao động tỉnh Bình Dương trong 9 tháng đầu năm 2020

Chín tháng đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, thị trường lao động cũng chịu tác động không nhỏ khi cung cầu luôn có sự chênh lệch theo xu hướng cung > cầu

I.               ĐÁNH GIÁ CHUNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 9 THÁNG 2020

1.    Thông tin cung-cầu lao động

Theo dữ liệu thu thập, toàn tỉnh hiện có gần 1,2 triệu lao động, chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp (DN), lao động đến từ các tỉnh, thành khác chiếm khoảng 85%. Từ đầu năm đến nay, có thêm 1.029 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh( cùng kỳ năm 2019 là 1.053 doanh nghiệp), tập trung ở các ngành sản xuất sản phẩm kim loại đúc sẳn; sản xuất chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; may mặc; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; hóa chất và các sản phẩm hóa chất; chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy.

Trong 9 tháng đầu năm,Trung tâm DVVL tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận 59.975 tuyển dụng củadoanh nghiệp và 71.658lượt người tìm việc. So với 9 tháng năm 2019, nhu cầu tuyển dụng thấp hơn rất nhiều (chiếm 48,6%), trong khi đó lượng người tìm việc lại tăng 16.842 người ( chiếm 33,1%) so với cùng kỳ năm 2019. Qua đó, cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm nay thật sự khó khăn nhưng đang từng bước phục hồi, nhất là các thị trường xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU,...đang tăng trở lại; thị trường lao động của tỉnh đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực, một số  doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chủ lực đã quay lại thị trường tuyển dụng với số lượng lớn lao động. 

 

I.               ĐÁNH GIÁ CHUNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 9 THÁNG 2020

 

1.    Thông tin cung-cầu lao động

 

Chín tháng đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, thị trường lao động cũng chịu tác động không nhỏ khi cung cầu luôn có sự chênh lệch theo xu hướng cung > cầu. Theo dữ liệu thu thập, toàn tỉnh hiện có gần 1,2 triệu lao động, chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp (DN), lao động đến từ các tỉnh, thành khác chiếm khoảng 85%. Từ đầu năm đến nay, có thêm 1.029 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh( cùng kỳ năm 2019 là 1.053 doanh nghiệp), tập trung ở các ngành sản xuất sản phẩm kim loại đúc sẳn; sản xuất chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; may mặc; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; hóa chất và các sản phẩm hóa chất; chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy.

Trong 9 tháng đầu năm,Trung tâm DVVL tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận 59.975 tuyển dụng củadoanh nghiệp và 71.658lượt người tìm việc. So với 9 tháng năm 2019, nhu cầu tuyển dụng thấp hơn rất nhiều (chiếm 48,6%), trong khi đó lượng người tìm việc lại tăng 16.842 người ( chiếm 33,1%) so với cùng kỳ năm 2019. Qua đó, cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm nay thật sự khó khăn nhưng đang từng bước phục hồi, nhất là các thị trường xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU,...đang tăng trở lại; thị trường lao động của tỉnh đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực, một số  doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chủ lực đã quay lại thị trường tuyển dụng với số lượng lớn lao động.

 

Thông tin cung cầu 9 tháng năm 2020

Tháng

 

Nhu cầu

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

 

Tuyển dụng

1.421

22.654

3.782

1.011

2.982

2.544

5.244

6.835

13.502

 

Tìm việc

1.469

3.019

6.883

9.737

15.164

4.765

14.663

8.991

6.967

 

 

Hình 1: Cung – cầu 9 tháng năm 2020

 

 

Hình 2: Biểu đồ cung – cầu lao động chia theo quý năm 2020

 

Chỉ riêng trong quý 3/2020, Trung tâm đã tiếp nhận 25.581 tuyển dụng của Doanh nghiệp, chiếm 74,4% so với sáu tháng đầu năm, giảm 37,5% so với cùng kỳ năm 2019 ( ít hơn15.359 tuyển dụng). Lượng người tìm việc trong quý III/2020 là 30.617 tăng 182,6% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 3,2% so với quý II. Nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tìm việc tăng, một phần do vẫn còn doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, một phần do lao động di cư từ các tỉnh khác về Bình Dương và một số khác có nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Mặc dù trong quý 3/2020 thị trường lao động trên địa bàn tỉnh vận động theo đúng kịch bản mà Trung tâm đã dự báo trong quý 2; một số doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, chế biến gỗ, nội thất, gốm sứ, da giày, điện tử đã tuyển dụng trở lại với số lượng tương đối cao; thấp nhất từ 5 đến 10 lao động, nhiều nhất lên đến 2400 lao động( công ty tnhh Timberland). Tuy nhiên, để đáp ứng kịp tiến độ sản xuất, các doanh nghiệp cần lao động trẻ có tay nghề, kinh nghiệm; trong khi thị trường nguồn cung lại dư thừa lực lượng không có tay nghề hoặc không có nhu cầu làm việc ở những ngành sản xuất đang tuyển dụng.

 

1.    Nhu cầu tuyển dụng

 

Hình 3: Biểu đồ sự biến thiên tuyển dụng giữa các tháng

 

Theo thống kê của Trung tâm DVVL Bình Dương, trong 9 tháng năm 2020 nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp có sự biến thiên lên xuống. Cao nhất là 22.654 trong tháng 2/2020, kế đến là 13.502 trong tháng 9/2020. Quý 2/2020 có số lượng tuyển dụng thấp nhất luôn ở mức dưới 3000, bởi khoảng thời gian này dịch bệnh covid-19 bùng phát mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, đa số doanh nghiệp đều tạm ngưng sản xuất hoặc đóng cửa; do đó giải pháp của doanh nghiệp trong thời điểm này là giữ chân nguồn lực lao động có chuyên môn, kỹ thuật; cắt giảm lao động giản đơn hoặc cho nghỉ chờ việc.

 Trong quý 3/2020 số lượng tuyển dụng có xu hướng tăng dần qua các tháng; trong tháng 7 nhu cầu tuyển dụng là 5.244, trong tháng 8 tăng lên 6.835 và tăng vọt lên 13.502 trong tháng 9. Trong đó, nhu cầu về lao động phổ thông của các doanh nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn, nhu cầu tuyển dụng về khối văn phòng, kỹ thuật so với quý 2 vẫn không có biến động nhiều.

Qua những số liệu trên cho thấy tình hình kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, dòng chu chuyển thương mại giữa các nước tuy còn bị gián đoạn, chưa thông suốt như những năm trước nhưng cũng đã có sự lưu thông trở lại. Một số doanh nghiệp sản xuất đã có đơn hàng trở lại, chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng trong quý 3 có xu hướng tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. 

 

Hình 4: Biểu đồ nhu cầu tuyển dụng theo quý năm 2020

 

Nhu cầu tuyển dụng phân chia theo nhóm ngành trong quý 3

TT

Nhóm ngành

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Công nghệ kỹ thuật

38

0,16%

2

Kỹ thuật

863

3,37%

3

Chế tạo, chế biến

179

0,70%

4

Kinh doanh, quản lý

803

3,14%

5

Sư phạm, giáo dục

38

0,15%

6

Khoa học

20

0,08%

7

Máy tính và công nghệ thông tin

39

0,15%

8

Kiến trúc, xây dựng

59

0,23%

9

Vận tải

49

0,19%

10

Môi trường và bảo vệ môi trường

17

0,07%

11

Nghệ thuật

6

0,02%

12

Toán và thống kê

11

0,04%

13

Y tế, sức khỏe

22

0,09%

14

An ninh, quốc phòng

3

0,01%

15

Dịch vụ ăn, uống, lưu trú

102

0,40%

16

Ngôn ngữ, phiên dịch

183

0,72%

17

Pháp luật

5

0,02%

18

Thú y

1

0,00%

19

Công nhân tay nghề ngành gỗ

228

0,89%

20

Dịch vụ khác

12

0,05%

21

Hóa chất, sinh học

6

0,02%

22

Báo chí

1

0,00%

23

Lao động phổ thông

22.896

89,50%

 Nhìn chung, trong 9 tháng năm 2020 nhu cầu tuyển dụng vẫn tập trung ở một số ngành chủ lực trong sản xuất công nghiệp như: sản xuất, chế biến; da giày, may mặc; điện, điện tử; cơ khí; kinh doanh, thương mại dịch vụ,vận tải,... Một số ngành như: thực phẩm, tài chính, chứng khoán, BĐS, dịch vụ,...có nhu cầu tuyển dụng rất thấp; những nhóm ngành về sư phạm, giáo dục; xây dựng; công nghệ kỹ thuật,... cũng tham gia vào thị trường tuyển dụng nhưng với số lượng không cao.

Trong quý 3/2020, một số ngành đứng đầu trong top có nhu cầu tuyển dụng cao như: ngành gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ, ngành may( may quần áo, balo, túi xách, sofa,...), điện-điện tử, hóa chất hoặc các sản phẩm có liên quan, đế giày, kỹ thuật. Chính vì vậy, trong quý 3/2020 nhu cầu tuyển dụng nhân lực được đào tạo ở nhóm ngành kỹ thuật; kinh doanh, quản lý; ngôn ngữ, phiên dịch; chế tạo, chế biến, phục vụ ăn uống, lưu trú; v.v...có tỷ lệ tuyển dụng tương đối cao.

 

Với sự ấm dần lên của thị trường tuyển dụng, trong 9 tháng năm 2020,vị trí lao động phổ thông vẫn là vị trí có số lượng cao nhất: 52.988 lao động (chiếm 88.35%) tỷ lệ còn lại được phân chia vài các vị trí khác như: công nhân có tay nghề, nhân viên văn phòng, kế toán, bảo trì, nhân viên thiết kế, quản lý( xưởng, nhóm, kho), QA, QC. Trong quý 3/2020 một số doanh nghiệp bắt đầu tuyển lại vị trí nhân viên kinh doanh, bán hàng, phiên dịch, bảo vệ, nấu ăn; một số trường tư thục tuyển giáo viên. Đa số các doanh nghiệp vẫn mong muốn tuyển lao động có độ tuổi trẻ, năng động ( từ 18 đến 37), một vài doanh nghiệp tăng độ tuổi tối đa lên đến 40 hoặc 45 nhằm thu hút được nhiều lao động.

 

 

Biểu đồ: Nhu cầu tuyển dụng phân chia theo trình độ

Nhu cầu tuyển dụng xét theo trình độ: các doanh nghiệp vẫn ưu tiên chọn lao động phổ thông có trình độ từ 9/12 đến 12/12(88,35%), đối với khối kỹ thuật, văn phòng, chuyên môn nghề thì cần trình độ trung cấp hoặc có chứng chỉ nghề (7,58%), trình độ cao đẳng( 2,4%), đại học (1,6%), sau đại học( 0,07%). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn yêu cầu về các kỹ năng làm việc, thái độ, tác phong, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng xây dựng hoặc cải thiện cơ chế khuyến khích, chế độ phúc lợi dành cho người lao động nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh và thu hút nguồn nhân lực. 

 

 3. Nhu cầu tìm việc

 

Biểu đồ: Nhu cầu tìm việc theo quý của năm 2019 và năm 2020

Theo thống kê tại trung tâm, nhu cầu tìm kiếm việc làm của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương qua 9 tháng năm 2020 luôn cao hơn so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể: quý 1 năm 2020 là 11.371 lượt người, quý 2 năm 2020 tăng vọt lên 29.666 lượt người( tăng gần161% so với quý 1), trong quý 3 con số này tiếp tục tăng lên 30.621 lượt người ( tăng 3,2% so với quý 2). Riêng trong quý 3 năm 2020 lượng người tìm việc tăng 82,6% so với cùng kỳ năm 2019. Qua sự so sánh về nhu cầu tìm việc trong 9 tháng năm 2020 và năm 2019 cho thấy, năm nay nhu cầu về việc làm của người lao động có sự gia tăng đáng kể. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này không phải chỉ có người lao động muốn tìm việc tốt hơn mà còn do tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế, dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công, giờ làm. Chính vì vậy đã đẩy một số người lao động phải thất nghiệp bị động, trong số đó phải kể đến là lao động nữ và lao động có độ tuổi trên 35 nhưng thiếu sự nhanh nhẹn.

 

 

Biểu đồ: Sự biến động nhu cầu tìm việc qua 9 tháng năm 2020

Thông qua biểu đồ về Sự biến động nhu cầu tìm việc qua 9 tháng năm 2020 có thể thấy nhu cầu tìm việc trong những tháng đầu năm tương đối thấp và vận động theo đúng chu kỳ hàng năm về thị trường cung – cầu lao động, nhưng khi xảy ra dịch bệnh covid-19 và ở thời điểm dịch bùng phát mạnh trên toàn thế giới thì nhu cầu tìm kiếm việc làm tăng ở mức cao (chạm mức 15.164 lượt người trong tháng 5) trong khi nhu cầu tuyển dụng ở thời điểm này chỉ gần 3000, do đó đã dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc trầm trọng. Trong lúc thị trường nguồn cầu lao động gần như đóng băng thì “ cơn khát “ việc làm của người lao động đột ngột giảm xuống chỉ còn 4.765 lượt người. Điều này có thể được lý giải: Đây là mốc giao thời giữa quý 2 và quý 3, cũng là thời điểm tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt trên cả nước; với những tín hiệu đáng  mừng này, đa số người dân đều hy vọng các doanh nghiệp sẽ hoạt động trở lại và họ sẽ được trở lại công việc thường ngày. Bên cạnh đó, chính sách bảo đảm an sinh xã hội dành cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh thông qua Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/04/2020 của chính phủ đã được thực thi, đã làm giảm bớt phần nào cuộc sống khó khăn của người dân.

Trong quý 3, khi một số doanh nghiệp bắt đầu lại kế hoạch tuyển dụng thì thị trường lao động dần ấm lại, nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc có xu hướng tỉ lệ nghịch với nhau ( tuyển dụng tăng dần từ tháng 7 đến tháng 9, nhu cầu tìm việc giảm dần từ tháng 7 đến tháng 9). Mặc dù nguồn cung vẫn lớn hơn nguồn cầu nhưng thị trường lao động vẫn đang thiếu hụt lao động phổ thông. Lực lượng dư thừa vẫn mong muốn được tham gia vào thị trường lao động nhưng đa số có độ tuổi lớn hơn độ tuổi tuyển dụng của doanh nghiệp hoặc họ chưa muốn làm ở các lĩnh vực mà doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều.  

 

Nhu cầu tìm việc 9 tháng năm 2020 phân chia theo trình độ thì lao động phổ thông vẫn chiếm lĩnh thị phần nhiều nhất với tỉ lệ 89,63%, trung cấp chiếm 2,55%, cao đẳng chiếm 2,7%, đại học chiếm 5,05% và sau đại học chỉ chiếm 0,07%. Đa số mong muốn mức lương cơ bản từ 4 đến 6 triệu (77,24%),tỉ lệ mong muốn mức lương trên 6 triệu chiếm 20,61%, mong muốn thỏa thuận lương chiếm 2,2% và tỉ lệ cần mức lương thấp hơn 4 triệu chiếm 0,04%. Trong khi đó tỉ lệ người lao động tìm việc có độ tuổi đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp( từ 18 đến 35) chiếm 63,28% trong tổng nhu cầu, tỉ lệ lao động tìm việc có độ tuổi từ 35 đến 45 chiếm 29,53% và tỉ lệ lao động tìm việc có độ tuổi trên 45 chiếm 7,19%.

Phân chia theo ngành nghề

STT

Tên ngành nghề

Số lượng

%

1

Công nghệ thông tin

114

0.16

2

Điện, điện tử

279

0.39

3

Kế tóan Kiểm toán

186

0.26

4

Khác

530

0.74

5

Khách sạn, du lịch và dịch vụ

1.712

2.39

6

Kinh doanh và quản lý

43

0.06

7

Kinh tế

7

0.01

8

Kỹ thuật, cơ khí

2.730

3.81

9

Lao động phổ thông

35.305

49,27

10

Luật

7

0.01

11

Nhựa-Bao Bì - In

57

0.08

12

Văn hóa, xã hội

36

0.05

13

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

222

0.31

14

Công nghiệp chế biến, chế tạo

26.098

36.42

15

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

14

0.02

16

Khác

881

1.23

17

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

21

0.03

18

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

1.025

1.43

19

Hoạt động của ĐCS, tổ chức CT - XH, QLNN, ANQP, BĐXH bắt buộc

4

0.01

20

Hoạt động dịch vụ khác

14

0.02

21

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

2.235

3.12

22

Hoạt động kinh doanh bất động sản

5

0

23

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình

20

0.03

24

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

100

0.14

25

Khai khoáng

1

0

26

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

5

0.01

27

Thông tin và truyền thông

3

0

 

1.    Chênh lệch giữa cung - cầu lao động

         

Trình độ

LĐPT &

Sơ cấp

(người)

Trung cấp

(người)

Cao đẳng

(người)

Đại học

(người)

Sau đại học

(người)

Nhu cầu tuyển dụng

52.988

4.546

1.439

960

42

Nhu cầu tìm việc

64.227

1.827

1.935

3.619

50

Nhu cầu tìm việc

-

Nhu cầu tuyển dụng

+11.239

-2.719

+496

+2.659

+8

 

Thông tin chênh lệch nguồn cung  - cầu phân chia theo trình độ

Thông qua bảng chênh lệch giữa nguồn cung và nguồn cầu lao động phân chia theo trình độ, có thể thấy thị trường lao động vẫn xảy ra tình trạng dư thừa lao động. Nhìn chung,  thị trường đang dư thừa khoản 11.683 lao động, trong đó đa số là lao động phổ thông, lao động có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học vẫn bị thừa, riêng lao động có trình độ trung cấp hoặc tương đương bị thiếu hụt 2.719 lao động. Nhưng thực tế một số doanh nghiệp phản ánh về việc tuyển lao động rất khó trong thời điểm hiện nay nhất là lao động phổ thông. Theo đánh giá của Trung tâm DVVL Bình Dương, nguyên nhân dẫn đến thực trạng như trên có thể xuất phát từ người lao động và cả doanh nghiệp tuyển dụng. Một số nguyên nhân khách quan theo đánh giá:   

Một là, mặc dù có nhiều doanh nghiệp bắt đầu tuyển dụng trở lại, nhưng không đa dạng như trước đây. Chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất gỗ, một số doanh nghiệp sản xuất đế giày, điện tử, may sofa,....

Hai là, một số doanh nghiệp chưa có chế độ thu hút cũng như giữ chân lao động thật sự. Trong khi đó, để thu hút được nguồn lao động thì các doanh nghiệp đang cạnh tranh gay gắt về những quyền lợi, chế độ phúc lợi giúp người công nhân cảm thấy thoải mái, an tâm và cống hiến hết mình.

Ba là, một bộ phận trong lực lượng lao động dư thừa chưa hoặc không đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ( về độ tuổi, kỹ năng, thái độ,...)

Bốn là, lực lượng lao động dư thừa đa số không muốn di chuyển nơi ở mới, chỉ muốn tìm việc ở khu vực gần nơi đang sinh sống (nhất là lao động nữ) để thuận tiện chăm lo gia đình, đưa đón con. Trong khi các doanh nghiệp tuyển dụng thì tập trung nhiều ở khu vực Tân Uyên, Bến Cát,...

 

Năm là, đa số lao động nữ hiện nay mong muốn tìm việc ở những doanh nghiệp có thời gian làm việc giờ hành chính, ít tăng ca do tác động của yếu tố gia đình.

Sáu là, có những lao động chấp nhận làm việc ở những khu vực có bán kính trên 10km nhưng mong muốn có xe đưa rước. Nhưng rất ít công ty đang tuyển dụng có chế độ này.

Bảy là, một lực lượng không nhỏ người lao động chấp nhận chờ đợi công việc mong muốn, không thích thay đổi công việc, mặc dù công việc mong muốn đó rất khó tìm trong thời điểm hiện nay ( tài xế)

Tám là, khá nhiều doanh nghiệp sản xuất chỉ muốn tuyển dụng trực tiếp lao động để làm nhân viên chính thức cho họ mà không muốn sử dụng những  dịch vụ khác.

Giải pháp khuyến nghị chung của Trung tâm DVVL dành cho doanh nghiệp, đó là: Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch, quy định, chế độ tuyển dụng tốt để thu hút nguồn nhân lực thì cũng nên quan tâm đến đời sống tinh thần của những công nhân, đây có thể là hành động nhỏ nhưng thành quả mang lại sẽ vô cùng lớn. Sự quan tâm chân thành sẽ là nội lực để giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Đối với người lao động đang tìm kiếm việc làm nói chung,  để có được việc làm tốt như mong muốn thì bản thân phải nổ lực học hỏi nhiều hơn, trang bị những kỹ năng, kiến thức để đáp ứng công việc theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trên thực tế, không bao giờ có cơ hội “ việc nhẹ lương cao” chính vì vậy phải cách giác với những chiêu trò tuyển dụng với những lời quảng cáo có cánh trên mạng xã hội. Nhất là những quảng cáo về việc làm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, ... nhằm thu hút những lao động tìm kiếm việc làm thêm. Do đó, khi muốn biết các thông tin về việc làm hãy chọn lựa những địa chỉ đáng tin cậy và tìm hiểu kỹ thông tin tuyển dụng trước khi đến phỏng vấn.

I.               DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUÝ IV NĂM 2020

1.    Nguồn cung

Với tình hình vận động của thị trường lao động như hiện nay, dự báo trong quý 4, nguồn cung có xu hướng tiếp tục giảm. Do đây là thời điểm cuối năm, người lao động cố gắng ổn định công việc để có thu nhập trang trải cuộc sống và chuẩn bị cho dịp lễ tết.

Nguồn lao động di cư về Bình Dương cũng sẽ giảm đi vì khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, nền kinh tế trên cả nước đang dần hồi phục, người dân cũng mong muốn tham gia lao động tại địa phương mình hơn di cư về tỉnh khác.

Tỷ lệ lao động nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ giảm hơn trong quý 4( dự báo giảm từ 17% đến 20% so với quý 3 năm 2020).

Mặt khác, sẽ có lực lượng không nhỏ sinh viên cần việc làm thêm hoặc mới tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động, đây sẽ là tín hiệu tốt cho những doanh nghiệp tuyển lao động ngắn hạn hoặc chấp nhận đào tạo nguồn lực mới.

2.    Nguồn cầu

Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp đang có dấu hiệu hồi phục sản xuất.Nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương đã bắt đầu có đơn hàng mới, tuyển dụng lao động trở lại.

Với sự diễn biến theo chiều hướng tích cực, các doanh nghiệp trên địa bàn sẽ nhanh chóng ổn định sản xuất. Nhiều doanh nghiệp mới sẽ được thành lập và các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.Cụ thể, khoảng 4.000 doanh nghiệp trong nước sẽ được thành lập, 89 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư. Các doanh nghiệp trên sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 đến 32.000 người lao động, tập trung vào các ngành nghề: giày da, may mặc, may nệm ghế sofa, gỗ, dịch vụ, thực phẩm.

Trong những tháng cuối năm 2020, dự báo nguồn cầu lao động sẽ tiếp tục có xu hướng tăng. Bởi quý 4 là thời điểm gia tăng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại phục vụ các dịp lễ, Tết. Lúc này, nhiều việc làm ngắn hạn, tạm thời thu hút việc làm cho người lao động, hạn chế tình trạng lao động ngừng việc, mất việc.Mặc dù vậy, các hoạt động dịch vụ sẽ không sôi nổi như những năm trước đây.

3.    Hoạt động kết nối cung – cầu của Trung tâm DVVL tỉnh Bình Dương.

Từ nay đến cuối năm, Trung tâm sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động trong việc kết nối thị trường lao động. Tiếp tục tăng tần suất tổ chức sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm mini, sàn giao dịch việc làm trực tuyến (tư vấn qua các tiện ích trên sàn giao dịch trực tuyến, qua Email, Facebook, Skype, …).

Tiếp tục giới thiệu việc làm thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, qua website với công cụ tìm việc/tuyển dụng nhanh( chat trực tiếp với nhân viên tư vấn), điện thoại, tin nhắn. Đặc biệt, Trung tâm sẽ phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh để tư vấn - giới thiệu việc làm cho lực lượng sinh viên mới ra trường thông qua hình thức đến tư vấn - giới thiệu việc làm trực tiếp tại các buổi lễ tốt nghiệp.

Tiếp tục liên kết, cung cấp thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương với các tỉnh có lực lượng lao động cần việc thông qua hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh. Triển khai thông tin nhanh để thu hút, đưa người lao động về Bình Dương làm việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Đặc biệt trong quý 4, Trung tâm  sẽ phối hợp cùng Trung tâm DVVL Cần Thơ cung cấp thông tin về “Thị trường lao động dành cho người thất nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh lân cận” năm 2020. Đây là cơ hội miễn phí để các doanh nghiệp đưa thông tin tuyển dụng đến với những tỉnh lân cận và có mong muốn tuyển lao động khu vực miền tây Nam Bộ.

Nguồn: TRUNG TÂM DVVL BÌNH DƯƠNG  

 
 

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi!