Đang online: 11  |   Hôm qua: 1846  |   Lượt truy cập: 1736641
vi  en
Trang chủ > Chia sẻ > Tin tức - Nguồn từ Internet
 028. 3505 4224
Tin tức - Nguồn từ Internet

Kỹ thuật phỏng vấn STAR hoặc STARL

Khi làm trong ngành tuyển dụng , hẳn mỗi doanh nghiệp sẽ có được những công cụ để đánh giá về con người, kinh nghiệm và các mức độ phù hợp của ứng viên có phù hợp với công ty hay không. Ở vào vị trí tuyển dụng nên biết và sử dụng một trong nhiều công cụ tuyển dụng hiệu quả, trong đó có công cụ: STAR hoặc STARL.

Vậy công cụ STAR là gì? Đó chính là công cụ có thể giúp nhà tuyển dụng chỉ ra những câu hỏi để có sự hiểu biết về ứng viên. Kỹ thuật này còn có thể gọi với cái tên khác là STARL.

Trong đó STAR có nghĩa là:

S: Situation – Hoàn cảnh
T: Task – Nhiệm vụ
A: Action – hành động
R: Result – Kết quả

Mục tiêu chính của công cụ này đó chính là đưa ra cái nhìn đối với nhà tuyển dụng về hành vi ứng xử của một người trong quá khứ và dự báo hành vi trong tương lai của ứng viên. Công cụ STAR giúp chúng ta hướng ứng viên vào bài toán mà chúng ta cần họ giải hoặc là tìm hiểu xem họ đã giải những bài toán nào trong quá khứ. Do đó, chúng ta có 2 cách áp dụng khi sử dụng công cụ này.

Cách 1: Tìm hiểu những gì xảy ra trong quá khứ tức có nghĩa là chúng ta sẽ gợi ý cho ứng viên để họ đưa ra những bài toán họ đã gặp phải.

Chúng ta đưa ra những bài toán mà chúng ta cần trong công việc tương lai. Sau đó, chúng ta đưa ra những câu hỏi để tìm hiểu xem họ đã làm gì trong quá khứ và họ đã đạt được những thành tích gì. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, chúng ta cần phải áp dụng những kỹ thuật để chống nối dối và phải hiểu thật sự bên trong của mỗi ứng viên là gì. Một số kỹ thuật giúp nhà tuyển dụng phát hiện ra ứng viên của mình nói dối bao gồm: Phát hiện nói dối qua ngôn ngữ hình thể, trạng thái cảm xúc, cử chị giao tiếp khi bị kết tội, nội dung câu hỏi, Cách diễn đạt câu nói, trạng thái tâm lý, dấu hiệu tổng hợp.

Cách 2: Chúng ta sẽ chuẩn bị trước một số tình huống, yêu cầu, kết quả mong đợi và đưa cho ứng viên để họ giải ngay lúc đó.

Sau khi đưa cho họ những tình huống và kết quả mong đợi, chúng ta sẽ chấm điểm ngay sau khi ứng viên trả lời. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến ứng viên trở nên thụ động hơn vì họ không biết chúng ta sẽ đưa ra tình huống gì, phụ thuộc vào chúng ta và không biết chúng ta phải mong đợi gì ở tình huống mà chúng ta đưa cho họ. Và những gì họ trả lời sẽ khá thật vì họ không hề có sự chuẩn bị trước. Tuy nhiên, trong một số tình huống áp lực, có thể nhiều ứng viên tài năng sẽ bị sàn lọc. Do đó, cũng rất cần những kỹ thuật khác để kiểm tra lại như kỹ thuật đánh giá sự đam mê.

 Ky thuat phong van star

 

Nguồn ảnh: coonggu.com

Vậy, các câu hỏi cần đặt trong khi phỏng vấn theo công cụ này là như thế nào?

Cách 1:

·       S (Situation): Hãy kể về tình huống mà bạn đã từng gặp phải?

·       T (Task) : Những nhiệm vụ/ công việc mà bạn đã từng được yêu cầu trước đó?

·       A (Activity): Những công việc nào bạn đã từng làm?

·       R (Result): Mức độ thành công những công việc bạn đã làm đó là gì?

·       L (learn) : Từ đó, bạn đã rút ra được những bài học gì từ tình huống mà bạn đã gặp?

Cách 2:

·       S (Situation) : Chúng tôi có tình huống này…- nêu tình huống chuẩn bị

·       T( Task): Từ tình huống, nhiệm vụ của bạn là…

·       A (Activity): Nếu là bạn trong tình huống này thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?

·       R (Result) : Và bạn dự đoán kết quả mà bạn mong muốn khi xử lý tình huống này ra sao?

Vậy chúng ta cần phải quan tâm điều gì ở mỗi chữ của công cụ STAR, lấy ví dụ cụ thể như sau:

·       S (Situation): Hãy xem xét, đánh giá xem ứng viên của bạn mới được tuyển dụng có làm được việc hay không? Ví dụ, nếu tuyển một nhân viên trợ lý hành chính làm việc bán thời gian thì anh/cô ta có quán xuyến được công việc trong một văn phòng có 10 nhân viên hay không? Nếu có thì tiếp tục. Nếu không thì dừng ở bước này. Cần phải có kỹ thuật phân tích lời nói dối và nói thật của ứng viên.

·       T (Task): Ở bước này, đưa một chức vụ cụ thể, một vị trí cụ thể để đánh giá. Ví dụ, ứng viên có khả năng trợ giúp bộ phân kế toán trong việc xuất hóa đơn và thu thập số liệu hay không, và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao liên quan đến việc hỗ trợ hoạt động của văn phòng hay không Nếu có thì tiếp tục bước 3, nếu không thì dừng lại, nói lời tạm biệt với ứng viên.

·       A (Action): Nhân viên mới nói rằng trước đó đã làm công việc hành chính ở một văn phòng có mười nhân viên cũng như đã trợ giúp bộ phận kế toán xuất hóa đơn và thu thập số liệu, vậy anh/cô ta cũng có thể thay thế các tập tài liệu giấy bằng các tập tin lưu trên máy vi tính được chứ? Nếu câu trả lời là Có, tiếp tục bước thứ tư. Nếu câu trả lời là Không, cũng phải nói tạm biệt với ứng viên.

·       R (Result) : Nhân viên mới có thể hoàn thành những trách nhiệm chính của anh/cô ấy trong vòng 20 giờ hoặc ít hơn không? Anh/cô ta đã từng làm được điều này trước đó phải không? Nếu câu trả lời là Có, chào mừng anh/cô ta gia nhập đội ngũ nhân viên. Nếu câu trả lời là Không, không còn cách nào khác mà phải nói lời từ biệt và chào mừng ứng viên khác.

Hệ thống STAR chứng minh rằng thái độ và ứng xử, kinh nghiệm trong quá khứ của ứng viên sẽ dự báo thái độ ứng xử trong tương lai cũng như mức độ và khả năng hoàn thành, gặt hái được thành công trong công việc của ứng viên. Giúp nhà tuyển dụng đánh giá được một cái nhìn tổng quan về ứng viên của mình và có sự lựa chọn thích hợp nhất cho vị trí tuyển dụng.

 

 

Theo Timviecnhanh.com

Tìm hiểu thêm về

Dịch Vụ Hợp Thức Hóa Lao Động

 

 

Các bài liên quan

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi!